Môi sừng trâu khiến chị em phát cuồng dù phẫu thuật có nhiều tai biến

Kiểu môi sừng trâu hay còn gọi là "môi krachap" được chị em Thái Lan ưa chuộng và sẵn sàng chi tiền để thẩm mỹ. 




Môi sừng trâu khiến chị em phát cuồng dù phẫu thuật có nhiều tai biến


Vài năm trở lại đây, nhiều phụ nữ Thái Lan chi hàng ngàn USD để tạo ra kiểu môi có hình dáng như sừng trâu hay còn gọi là "môi krachap". Mặc dù gây nhiều tranh cãi nhưng cách làm đẹp này được không ít cô gái trẻ ưa chuộng.

Không biết xu hướng môi sừng trâu này bắt nguồn từ đâu nhưng từ năm 2009, một số người đã đưa ra kiểu môi hình cánh cung theo phong cách của diễn viên Patcharapa Aum Chaichua. Môi sừng trâu có hình dáng phần môi trên bị cắt bớt ở phần phải và trái làm cho chúng mỏng hơn, hơi nhô ra.



Nhiều cô gái mạnh tay chi tiền để sở hữu đôi môi sừng trâu.

Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan cho hay, thông tin về môi sừng trâu được chia sẻ rầm rộ trên internet nên rất nhiều khách hàng tới đặt vấn đề làm loại môi này.

"Nhiều trường hợp tôi phải mất hơn nửa tiếng thuyết phục họ không làm kiểu môi này. Thậm chí, tôi còn tăng gấp đôi chi phí phẫu thuật để chị em từ bỏ ý định. Nhưng rời trung tâm của tôi, họ lại đi làm ở nơi khác. Việc cắt bớt môi đi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người" - bác sĩ này bộc bạch.

Theo cảnh báo của các bác sĩ, có không ít biến chứng xảy ra từ thủ thật cắt môi. Môi quá mỏng khiến bờ môi trên và dưới không chạm vào nhau khi khép miệng.

Tiến sĩ Pusit Jittilaongwong - một bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ cho hay, 90% khách hàng trong đó có 70% là nữ tìm đến ông yêu cầu thực hiện làm môi krachap. Dù mức giá khá đắt, 30.000 bath (hơn 21 triệu đồng) cho 1 môi hoặc 55.000 bath (hơn 38 triệu đồng) cho hai môi nhưng rất nhiều khách hàng chịu chi để có đôi môi ưng ý.





Việc cắt bớt môi sẽ để lại nhiều biến chứng.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự bùng nổ trào lưu này có thể liên quan đến quan niệm môi sừng trâu sẽ mang lại sự giàu có và nổi tiếng.

Theo các bác sĩ, phẫu thuật kiểu môi này khiến cho nụ cười bị méo mó, để lại sẹo sau phẫu thuật hoặc không thể khép miệng. Không ít người phải phẫu thuật lại để sửa chữa các khuyết điểm nhưng có nhiều tình huống không thể phục hồi như cũ vì phần môi bị cắt quá nhiều.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét