Cách đối phó với những bà bầu khó tính

Ngoài việc thay đổi những bộ áo bầu dễ thương và thể chất, nhiều chị em còn trở thành những bà bầu khó tính khi mang thai. Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ.

Cách đối phó với những bà bầu khó tính


Trước đây, chị Ngọc (Thụy Khuê, Hà Nội) nhẹ nhàng, từ tốn, hiền dịu, biết điều bao nhiêu thì bây giờ khi đang mang thai đứa con đầu lòng, chị thay đổi tính nết 180 độ. Chị trở thành bà bầu khó tính thực thụ khi phải lựa chọn các kiểu áo bầu dễ thương hay rất nhiều việc khác.


Điều này không chỉ chồng chị mà ngay cả anh chị em đồng nghiệp cùng công ty của chị cũng nhận ra điều này.


Anh Hồng – chồng chị tâm sự: “Biết tính bà bầu khó tính, thường thất thường như thời tiết, khó chịu, nên ngay từ ngày biết vợ mang thai, mình không ngừng hỏi han, chiều chuộng, đỡ đần việc nhà thế nhưng chẳng việc gì mình làm lại khiến cô ấy tán thành ủng hộ”.


“Nhà thế này mà đòi quét à?”, “Cơm thì chỗ cứng chỗ mềm, đến chịu nhà anh đấy? Giết mẹ con em à?”, “Giờ này mà chưa về thì còn đi đâu, à, hay lại bồ với bịch?", “Quần áo xếp linh ta linh tinh, màu sắc lộn xộn, nhìn đến là nhức mắt…”…


Quả thật, anh Hồng phát bực mỗi khi mình làm xong việc gì hay việc lựa chọn các kiểu áo bầu đẹp cho vợ lại cằn nhằn kiểu bới bèo ra bọ hoặc một cách vô lý “Thế mà cũng đòi”.


Thế là từ thông cảm, anh Hồng “chán chẳng buồn giúp”, mặc chị cằn nhằn chán chê, anh đi tối ngày viện cớ công việc.



Ngoài những thay đổi về thể chất, nhiều chị em còn trở thành những bà bầu khó tính khi mang thai (Ảnh minh họa)

Đúng là không phải tự nhiên mà chị em bầu bì lại khiến mọi người lánh xa như câu nói “Sáng ra gặp bà bầu là xui”. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân chính, bởi thời điểm này, chị em bầu bì thường có tính khí thất thường, lúc nóng, lúc lạnh, rất khó chiều.


Điển hình như chị Thanh (Mai Động, Hà Nội), chị làm ở vị trí kế toán trưởng, trước chị đã nổi tiếng "hét ra lửa" và nghiễm nhiên khi chị mang bầu đứa con gái thứ 2 thì cái sự “ghê gớm” này lại tăng lên gấp bội.


Mấy anh kinh doanh của công ty chị đang làm ai cũng lo lắng không yên khi mỗi sáng cần phải ký gấp 1 chứng từ gì đó.


Anh Long – đồng nghiệp của chị than thở: “Bình thường bà Thanh đã khó tính rồi, đến thời gian này thì thôi xong, cái gì bà cũng hoạnh họe, thiếu cái này thiếu cái kia. Tóm lại, cứ sáng ra mà phải làm việc, tiếp xúc cùng chị ấy là mệt mỏi lắm”.


Ở công ty thì thế, ở nhà anh Toàn – chồng chị cũng không nhẹ nhàng hơn là mấy. Suốt ngày vợ cau có chọn đồ bầu rẻ đẹp khi mua săm, lo lắng vì sợ mình già đi xấu đi, hỏi thì chồng an ủi, chị lại bảo: “Đồ dẻo mỏ, thấy gái nào anh chẳng hăng hái nhìn”…, anh không nói gì thì chị lại giận dỗi khóc tu tu bảo chồng không quan tâm.


Rồi anh kể: “Cô ấy chưa bao giờ gây sự với hàng xóm thế mà hôm vừa rồi cả khu náo loạn chỉ vì những chuyện không đâu”.


Chuyện là một hôm bị mệt, chị nghỉ buổi chiều về nhà nghỉ ngơi. Đến cửa chị thấy “bãi mìn lạ”, chị nghĩ ngay ra nguyên nhân là do chó của bà Ca hàng xóm.


Chị réo ầm ĩ hàng xóm, kêu bà ra dọn. Bà Ca lục đục chạy ra, chị chưa nghe giải thích gì đã cong cớn, quát nạt, mắng mỏ bà. Lúc chị kết thúc bài, bà mới phân bua: “Chó nhà cô gửi về quê từ tháng trước rồi, mà trong khu này có phải mỗi nhà cô nuôi chó đâu. Trước khi định to tiếng điều gì, cháu nên tìm hiểu kỹ nhé, rõ là khó tính khó nết”.


Lúc này chị mới vỡ lẽ, ngại ngùng vì mình "vô duyên", không phải chó của nhà bà Ca mà chó của nhà hàng xóm khác.


Không chỉ chồng, hàng xóm, đồng nghiệp cảm thấy “khó thở” khi chịu đựng bà bầu khó tính như chị mà ngay cả mẹ đẻ chị cũng đôi khi tức đến phát khóc.


Từ quê lên mang cho con gái canh gà tần tẩm bổ, vừa ăn vào miệng được một miếng, chị đã chê ỏng chê eo là gà gầy, gà kém sức sống, ăn chỉ tổ vướng răng.


Rồi chị còn tính toán tiền gà, tiền rau, tiền xe cộ, công đi lại, “cộng lại còn hơn mấy lần bát gà tần con mua ở Tống Duy Tân, từ rày mẹ khỏi lên làm gì, mất công mất sức, mất cả thời gian của con”.


Câu nói của chị cũng chỉ với hàm ý không muốn làm phiền mẹ thôi nhưng cả câu chuyện lúc nào con gái cũng cắn cảu khiến bà buồn chán, lại nghĩ ngợi luẩn quẩn rằng: con chê mẹ quê.


Tránh stress, tạo niềm vui cho bản thân


Để tránh trở thành một bà bầu khó tính, chị em cần nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình, bạn bè thường xuyên.

Tham gia một lớp học tiền sản, tại đó bạn sẽ được các chuyên gia chia sẻ về những cách “hạ hỏa”, kiềm chế cơn nóng giận của cơ thể, tham gia những khóa tập thể dục chuyên dụng cho bà bầu.


Thêm vào đó, thời gian này, chị em cũng nên săm thêm những bộ áo bầu dễ thương và tránh những công việc gây áp lực. Bạn có thể dành thời gian đi mua sắm đồ đạc, cuốn sách hướng dẫn chăm sóc em bé tương lai cũng là một điều tuyệt vời giúp bạn quên đi cảm giác khó chịu do thai kỳ mang lại.

Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét